CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG

1.Tên ngành: Kinh tế xây dựng (Construction Economics);

2. Mã số52.58.03.01                                                                            

3.Trình độ đào tạoĐại học(cấp bằng kỹ sư)

4. Chuẩn đầu ra:

            Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng nhằm đào tạo các kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và năng lực hoạt động nghề nghiệp với trình độ chuyên môn tiên tiến trong những chuyên ngành lựa chọn, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành được đào tạo, các kỹ sư có thể đảm nhiệm các công việc Quản lý Nhà nước về xây dựng; Lập, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình giao thông, lập giá sản phẩm xây dựng; Tham gia vào toàn bộ quá trình đấu thầu; Tổ chức quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình giao thông; Tổ chức thi công, giám sát thi công các công trình xây dựng; Lập các hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh quyết toán vốn đầu tư; Quản lý sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây dựng; Tham thực hiện quản lý và thực hiện đào tạo, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu liên quan đến ngành đào tạo. Các kỹ sư cũng có khả năng nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo và đáp ứng các nhu cầu của xã hội

4.1.Chuẩn vềkiến thức

Sau khi hoàn thành khóa học theo chương trình đào tạo này, người học cần đạt chuẩn về kiến thức như sau:

4.1.1. Kiến thức chung

- Hiểu biết và vận dụng được kiến thức về Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có hiểu biết về Pháp luật Việt Nam và kiến thức Khoa học xã hội và Nhân văn;

- Đánh giá và phân tích được các vấn đề an ninh quốc phòng và có ý thức hành động phù hợp để bảo vệ tổ quốc;

- Cập nhật được các thành tựu mới của công nghệ thông tin trong nghề nghiệp, sử dụng được các công nghệ và các thiết bị hiện đại trong học tập, nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn;

- Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản về thể dục, thể thao vào quá trình tập luyện, tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng;

- Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.

4.1.1.     Khối kiến thức theo lĩnh vực

Có kiến thức rộng về toán học, tin học, khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật.

4.1.2.     Khối kiến thức chung của ngành

- Nắm vững kiến thức về khoa học kinh tế như kinh tế học, tài chính tiền tệ, kinh tế lượng, quản trị kinh doanh tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính, điều tra qui hoạch.

- Nắm vững kiến thức về khoa học cơ sở như cơ học kết cấu, sức bền vật liệu, cơ học đất, địa kỹ thuật, hình họa vẽ kỹ thuật, thiết kế, thi công đường ô tô, thiết kế và thi công các công trinhg nhân tạo (cầu, cống, hầm,..) quản lý dự án xây dựng công trình;

- Có kiến thức liên ngành như pháp luật xây dựng, tin học ứng dụng trong xây dựng, máy xây dựng, vật liệu xây dựng.       

4.1.3. Kiến thức chuyên ngành

Có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực trong kinh tế và quản lý xây dựng, sửa chữa, khai thác các công trình giao thông:

- Áp dụng kiến thức chuyên môn để tham gia vào quá trình quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng, quản lý các hoạt động xây dựng, khai thác, sửa chữa công trình giao thông; các hoạt động đào tạo, nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu.

- Áp dụng các kiến thức chuyên môn để tham gia quản lý hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp quản lý, khai thác các công trình cầu đường, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động xây dựng công trình.

4.2.Chuẩn về kỹ năng

4.2.1.Kỹ năng nghề nghiệp

Có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, cụ thể là:

- Có kỹ năng chuyên môn;

            -Kỹ năng lập luận và giải quyết các vấn đề;

            - Kỹ năng thực nghiệm và ứng dụng tri thức;

            - Kỹ năng suy luận;

            - Kỹ năng tư duy cá nhân.

4.2.2.Kỹ năng mềm

   - Có kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;

   - Tổ chức, điều hành công việc, làm việc theo nhóm và lãnh đạo trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế. Biết các phương pháp để động viên đồng nghiệp, duy trì và phát triển nhóm và phát triển cá nhân trong nhóm.

4.3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

- Có ý thức trách nhiệm công dân;

- Có đạo đức cá nhân và đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp.

            - Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện phục vụ cộng đồng;

            - Có tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;

            - Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học suốt đời.

5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

            Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư Kinh tế Xây dựng có khả năng đảm nhận các công việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước; các Viện nghiên cứu; các Trường đào tạo; các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong hoạt động xây dựng, hoạt động quản lý, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa công trình giao thông; các tổ chức tín dụng…với các công việc sau:

- Quản lý Nhà nước về xây dựng;

            - Lập, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, lập tổng mức đầu tư xây dựng;

            - Xây dựng các định mức, đơn giá ngành xây dựng;

            - Lập, thẩm định dự toán xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng;

            - Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu vàtham gia vào toàn bộ quá trình đấu thầu.

            - Tổ chức quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng: Lập biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công xây dựng, bảo dưỡng, sửa chữa; Tổ chức thi công, sửa chữa, bảo dưỡng công trình giao thông; giám sát thi công các công trình xây dựng;

            - Lập các hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh quyết toán vốn đầu tư.

            - Sử dụng thành thạo các phần mềm về lập dự toán, dự thầu và tiến độ thi công, phần mềm kế toán, các phần mềm khác về quản lý doanh nghiệp xây dựng.

            - Quản lý sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp xây dựng: Lập và triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng, kế toán, phân tích kinh tế, thống kê, quản lý nhân sự, quản lý vật tư, máy móc, thiết bị, hoạt động quản lý khai thác, thu phí cầu đường,…

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

            Sau khi tốt nghiệp đại học, kỹ sư Kinh tế xây dựng có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành kinh tế xây dựng hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kinh tế và kỹ thuật xây dựng công trình. Có thể kể ra một số loại hình sau:

            - Học cao học ngành Quản lý xây dựng

            - Học cao học ngành Quản lý kinh tế

            - Nghiên cứu sinh ngành Quản lý xây dựng

            - Nghiên cứu sinh ngành Quản lý kinh tế

7. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo

Tham khảo chương trình đào tạo đại học của các trường đại học có uy tín trên thế giới, như:Đại học Nam Úc (UNIVERSITY OF SOUTH AUSTRALIA), Đại học Kingston London, RMIT University, Đại học Tây Sydney (University of Western Sydney).